Một nghiên cứu mới khám phá ra khả năng COVID-19 có thể lưu lại trên thực phẩm, bao gồm thủy sản đông lạnh, làm dấy lên những liên quan giữa các đợt bùng phát dịch bệnh gần đây tại Trung Quốc, Việt Nam và New Zealand.
Nghiên cứu “Seeding of outbreaks of COVID-19 by contaminated fresh and frozen food” (Gieo ổ dịch COVID-19 bằng thực phẩm tươi và đông lạnh nhiễm virus), được nộp bản in sẵn máy chủ BioRxiv vào ngày 17/8. BioRxiv đã công bố các kết quả sơ bộ không bị chỉ trích quá mức từ các đồng nghiệp. “Cần có sự giải thích về việc các ổ dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại các khu vực rõ ràng đã không còn dịch. Các đợt bùng phat gần đây diễn ra tại Việt Nam, New Zealand và một số khu vực của Trung Quốc – những nơi đã không ghi nhận các ca nhiễm mới trong vài tháng. Nhập khẩu thực phẩm và bao bì thực phẩm có chứa virus corona là một nguồn có thể gây ra các đợt bùng phát như vậy và là một nguồn của các cụm dịch trong các ổ dịch hiện nay”, theo tóm tắt của nghiên cứu.
Tháng 6/2020, các dấu vết của virus corona phát hiện thấy trên thớt sơ chế cá tại chợ thủy sản Xinfadi của Bắc Kinh, đã trở thành một tâm dịch mới của các ca nhiễm COVID-19 sau đó. Vào tháng 7/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu tôm từ 3 công ty tôm Ecuador. Theo các báo cáo từ các cơ quan y tế Trung Quốc, các mẫu thử lấy từ một trong các thành container của 1 container vận chuyển tôm Ecuador dương tính với COVID-19 cũng như bề mặt ngoài của 5 thùng tôm từ các công ty này.
Tại New Zealand, một số ca nhiễm COVID-19 gần đây được truy xuất về một kho lạnh Americold tại Auckland, thủ đô của nước này. Và Việt Nam – nước từng thắng virus corona nhờ các biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt – cũng ghi nhận hàng loạt ca nhiễm bệnh và có những người chết đầu tiên trong tháng 8/2020.
Các nhà nghiên cứu từ Singapore và Ireland cho biết các kết quả tại phòng thí nghiệm cho thấy virus corona có thể chịu đựng thời gian và nhiệt độ theo các điều kiện vận chuyển và bảo quản của thương mại thực phẩm quốc tế. Việc lây truyền COVID-19 trên thực phẩm – dường như không phải là một lý thuyết lây truyền cổ điển - là trọng tâm của nghiên cứu. Nghiên cứu này phát hiện thấy ở nhiệt độ 21 – 23 độ C, không có SARS-CoV-2 còn sống sau 4h trên bề mặt đồng, 24h trên bề mặt bìa carton, và 3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ.
Tuy nhiên, nghiên cứu khả năng sống sót của SARS-CoV-2 trên thịt và cá hồi đông lạnh, trữ lạnh lên tới hơn 3 tuần, “không có sự suy giảm mật độ virus sau 21 ngày ở 4 độ C (trữ lạnh tiêu chuẩn) và -20 độ C (đông lạnh tiêu chuẩn”. “Nghiên cứu phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian và nhiệt độ theo các điều kiện vận chuyển và bảo quản trong thương mại thực phẩm quốc tế”.
Kết quả nghiên cứu này đi ngược lại tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13/8 cho rằng thực phẩm hay thực phẩm đóng gói không liên quan đến sự truyền nhiễm COVID-19. Các thành viên của chính phủ tổng thống Donald Trump và các nhóm thương mại thủy sản tại Mỹ, Châu Âu đồng loạt tuyên bố rằng các mối liên hệ như vậy “là thông tin sai lệch”.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu khẳng định rằng COVID-19 có thể truyền từ thủy sản nhiễm virus sang lao động chế biến sản phẩm – những người sau đó lại có thể lại trở thành kênh truyền nhiễm virus. “Chúng tôi tin rằng có khả năng thực phẩm nhập khẩu chứa virus corona có thể lây lan virus này sang các công nhân cũng như môi trường xung quanh. Người xử lý thực phẩm nhiễm virus có thể trở thành ca nhiễm khởi sinh một ổ dịch mới”, các tác giả nghiên cứu khẳng định. “Thị trường thực phẩm quốc tế rất lớn và ngay cả một sự kiện có vẻ khó xảy ra nhất vẫn có thể tái diễn lần này qua lần khác”.
Các tác giả nghiên cứu kêu gọi các hành động thận trọng, cẩn thận hơn để ngăn ngừa nhiễm COVID-19 trong các nhà máy chế biến thịt và thủy sản. “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cộng với các báo cáo về các phát hiện từ Trung Quốc về SARS-CoV-2 trên gà đông lạnh nhập khẩu và bao bì đóng gói tôm đông lạnh, nên cảnh báo các nhà chưc trách quản lý an toàn thực phẩm và ngành thực phẩm về một trạng thái “bình thường mới” – nơi virus này có thể là một rủi ro an toàn thực phẩm hoàn toàn mới”.
Theo Seafood Source
Bình luận